Tổ chức của bộ phận kinh doanh dịch vụ lưu trú của khách sạn

Rate this post

Các bạn sinh viên học Quản trị kinh doanh thực tập tại khách sạn, khi làm báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh chắc sẽ khó bỏ qua bài viết chia sẻ cách Tổ chức của bộ phận kinh doanh dịch vụ lưu trú của Khách sạn.

Ngoài ra, Admin cũng có viết và chia sẻ nhiều Đề cương chi tiết và Đề tài báo cáo thực tập tại Khách sạn. Các bạn có thể ghé xem thêm nhé!

Tổ chức của bộ phận kinh doanh dịch vụ lưu trú của khách sạn

Mô hình tổ chức trong kinh doanh lưu trú trong khách sạn

Các khách sạn thường chia bộ phận ra thành hai nhóm chính: nhóm các bộ phận trực tiếp (Front of the house job positions) và nhóm các bộ phận gián tiếp (Back of the house job positions)

Các bộ phận trực tiếp trong doanh nghiệp khách sạn là những bộ phận tiến hành cung cấp dịch vụ cho khách thông qua quá trình phục vụ trực tiếp. Họ luôn có quan hệ giao tiếp trực tiếp khi bán các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Còn các bộ phận gián tiếp thì hoàn toàn ngược lại. Trên thực tế, các bộ phận trực thuộc khu vực kinh doanh lưu trú thường có sự giao tiếp với khách ở mức độ cao nhất. Vì vậy đòi hỏi các nhân viên ở các bộ phận phục vụ trực tiếp vừa phải có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng tư vấn và thuyết phục khách mua sản phẩm của khách sạn vừa phải có kinh nghiệm, nhạy bén xử lý những tình huống có thể phát sinh trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn. Các bộ phận gián tiếp thực hiện các chức năng “hậu cần”  đảm đương các công việc chuẩn bị, hỗ trợ, duy trì giúp cho quán trình phục vụ được diễn ra suôn sẻ.

Xem thêm: 13 Đề tài báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh, HAY NHẤT!!!

Sản phẩm bộ phận kinh doanh dịch vụ lưu trú

Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường đều có những hệ thống sản phẩm của mình. Tùy theo từng loại hình khách sạn, tùy theo mục tiêu kinh doanh mà sản phẩm của khách sạn sẽ có những đặc điểm, yếu tố cấu thành và quy trình sản xuất ra sản phẩm khác biệt nhau. Sản phẩm của khách sạn bao gồm sản phẩm hàng hóa và dịch vụ:

+ Sản phẩm hàng hoá: là những sản phẩm hữu hình mà khách hàng có thể nhìn thấy, sờ mó, quan sát được. Ví dụ như: đồ ăn, thức uống, hàng lưu niệm, các loại hàng hóa khác. Đây là loại sản phẩm khi khách hàng nhìn thấy, quan sát được thì sau khi mua thì sẽ trả tiền. Trong số những sản phẩm hàng hóa thì hàng lưu niệm được xem như là một loại hàng đặc biệt, có ý nghĩa tinh thần đối với khách hàng mua về làm quà cho bạn bè, người thân. bộ phận kinh doanh dịch vụ lưu trú

+ Sản phẩm dịch vụ: là những sản phẩm tồn tại dưới dạng phi vật chất hoặc vô hình. Đây là những sản phẩm có giá trị về mặt vật chất lẫn tinh thần cho khách như sự trải nghiệm, cảm giác hài lòng hoặc không hài lòng mà khách đồng ý chi trả để đổi lấy sự cảm nhận, trải nghiệm đó.

Bao gồm hai loại dịch vụ chính  là dịch vụ buồng ngủ và dịch vụ ăn uống nhằm thoả mãn các nhu cầu cơ bản, thiết yếu của khách lưu trú tại khách sạn. Dịch vụ bổ sung là các dịch vụ khác như spa, giải trí, vui chơi, làm đẹp…nhằm thoả mãn các nhu cầu thứ yếu của khách lưu trú tại khách sạn.

Mặc dù các sản phẩm của khách sạn tồn tại dưới cả hai hình thức hàng hoá và dịch vụ nhưng hầu như các sản phẩm là hàng hoá đều được thực hiện dưới hình thức dịch vụ khi đem bán cho khách. Vì vậy nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sản phẩm của khách sạn là dịch vụ. Vì thế hoạt động kinh danh khách sạn thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.

Xem thêm: Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh nhà hàng đối với kinh doanh khách sạn

Chức năng, nhiệm vụ của một số chức danh quan trọng trong kinh doanh lưu trú khách sạn.

Chức năng, nhiệm vụ của trưởng bộ phận lễ tân

– Chức năng: chịu sự lãnh đạo của giám đốc, điều hành các hoạt động của bộ phận lễ tân theo yêu cầu của cấp trên.

– Nhiệm vụ:

+ Điều phối công việc bộ phận lễ tân: lên kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của bộ phận lễ tân. Tổ chức phân công công việc cho các giám sát, nhân viên trong bộ phận. Kiểm tra giá phòng khách trên hệ thống để đảm bảo thông tin được cập nhật chính xác theo các chương trình khuyến mãi, mùa cao điểm. Thường xuyên kiểm tra trang phục, tác phong và thái độ làm việc của các nhân viên trong bộ phận. Làm bảng phân công ca làm việc cho nhân viên đảm bảo được tính chất công việc.

+ Đón tiếp khách VIP, khách đoàn, khách ở dài hạn: lên phương án chuẩn bị các công tác đón tiếp khách VIP và đảm bảo việc chuẩn bị được thực hiện hoàn hảo. Hỗ trợ nhân viên lễ tân đón tiếp khách đoàn, khách ở dài hạn, đảm bảo khách luôn hài lòng.

+ Tuyển chọn nhân sự: lên kế hoạch tuyển chọn nhân sự và phối hợp với bộ phậm liên quan triển khai thực hiện để đảm bảo bộ phận luôn có đủ lực lượng nhân sự cần thiết.

+ Các công việc khác: thường xuyên kiểm tra nhật ký công việc của bộ phận để đảm bảo mọi việc được hoàn thành đầy đủ. Phản ứng kịp thời trong các tình huống khẩn cấp: báo cháy, đe dọa bom và tham gia đầy đủ các cuộc họp với ban giám đốc khách sạn, tổ chức họp định kỳ, đột xuất bộ phận lễ tân để khiển khai công việc, thông báo những quy định – chính sách mới.

Chức năng, nhiệm vụ của trưởng bộ phận buồng

Chức năng: chịu sự lãnh đạo của giám đốc, thực hiện kế hoạch kinh doanh buồng.

Nhiệm vụ:

  • +  Chỉ đạo và phối kết  hợp các hoạt động sau: làm vệ sinh và duy trì sự sạch sẽ trong toàn bộ khách sạn. Nhận, lưu giữ và cấp phát đồ vải, đồng phục.
  •  + Đảm bảo tất cả phòng khách, phòng tiệc, các khu vực công cộng, các văn phòng và xung quanh khách sạn luôn luôn sạch sẽ, ngăn nắp.
  •  + Kiểm tra các phòng khách và toà nhà thường xuyên, đảm bảo tất cả đồ gỗ, trang thiết bị luôn sạch sẽ, được sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời.
  •  + Kết hợp với lễ tân và kỹ thuật bảo dưỡng, lập kế hoạch tổng vệ sinh, sửa chữa các trang thiết bị cần cho buồng ngủ.
  •  + Đào tạo nhân viên theo các quy trình làm việc, tiến hành các buổi đào tạo, họp bàn về các vấn đề và kế hoạch sắp tới, thông báo và phân công lao động.
  • + Xây dựng các mục tiêu, phát triển các kế hoạch để thực hiện các mục tiêu, đưa ra các điều chỉnh nếu cần.
  • + Kiểm soát và thống kê các trang thiết bị cần thiết của buồng phòng bị hỏng.

Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kinh doanh dịch vụ lưu trú

Chức năng: chịu sự lãnh đạo của giảm đốc, thực hiện các kế hoạch đảm bảo an ninh.

Nhiệm vụ:

  • + Giám sát toàn bộ hoạt động an ninh của khách sạn.
  • + Tuyển dụng và đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên.
  • + Kiểm soát người và tài sản ra/vào khách sạn: kiểm tra thẻ nhân viên khi ra/vào khách sạn. Kiểm soát sự ra vào của các nhà cung cấp, khách đến thăm,từ chối không cho người, tài sản ra/vào khách sạn không đúng quy định.
  • + Xử lý khi có tình huống tranh chấp, ẩu đả: trực tiếp giải quyết các tình huống tranh chấp, ẩu đả giữa nhân viên và khách, giữa khách và khác, đảm bảo việc bảo vệ tài sản, tính mạng của khách, của nhân viên và không để lại hậu quả nghiêm trọng.
  • + Phối hợp với các bộ phận liên quan trong quá trình điều hành.
  • + Chịu trách nhiệm phân công thực hiện các yêu cầu phục vụ khách và phân lịch làm việc hàng tuần cho nhân viên.
  • + Kiểm soát các sự kiện hay các vấn đề quan trọng trong quá trình làm việc.
  • + Duy trì và đảm bảo hệ thống thiết bị an ninh luôn hoạt động tốt.

Qua bài viết Tổ chức của bộ phận kinh doanh dịch vụ lưu trú của Khách sạn, các bạn sinh viên nào có nhu cầu cần Thuê viết báo cáo có thể ghé xem Bảng giá dịch vụ viết thuê báo cáo tốt nghiệp của tại đây.

Contact Me on Zalo