Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh xin giới thiệu và chia sẻ tới các bạn sinh viên bài báo cáo là Phát triển thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T để các bạn làm tài liệu tham khảo cho mình.
Các phần trên nghiên cứu về kiến trúc thương hiệu, tổ hợp đầu tư tên hiệu cũng phần nào cho thấy được phần nào cách thức làm cho sức mạnh thương hiệu Tập đoàn gia tăng. Trong phần này tìm hiểu sức mạnh nào tiềm ẩn trong thương hiệu sản phẩm và thương hiệu Tập đoàn?. Xét ở khía cạnh thương hiệu sản phẩm thì, giá trị thật sự của một thương hiệu mạnh là sức mạnh nắm bắt thị hiếu và lòng trung thành của người tiêu dùng. Vậy làm cách nào để lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu luôn bền vững?. Câu trả lời là luôn phải đo lường để tìm ra những điểm cần gia cố, phát triển, có thể sử dụng mô hình đo lường của Millward brown hoặc 5 cách như sau:
- (1) đo lường hành vi mua sắm,
- (2) các chi phí chuyển đổi,
- (3) đo lường sự thỏa mãn của khách hàng,
- (4) sự ưa thích sẽ dẫn đến lòng trung thành,
- (5) sự cam kết.
Sau khi đo lường và xác định lợi thế cạnh tranh sẽ có một số qui tắc gìn giữ lòng trung thành như:
- (1) đối xử tốt với khách hàng,
- (2) gần gũi với khách hàng,
- (3) quản lý sự thỏa mãn của khách hàng,
- (4) dịch vụ phụ thêm,
- (5) tạo ra phí chuyển đổi nhãn hiệu.
Ngoài ra có một số chương trình marketing làm gia tăng lòng trung thành rất đáng lưu ý như: Chương trình marketing tần suất FMP và chương trình marketing câu lạc bộ.
Trong trường hợp lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu giảm sút thì có những phương án như: Tăng sự sử dụng, tìm công dụng mới, vào thị trường mới, tái định vị, tăng sản phẩm/dịch vụ, làm lỗi thời sản phẩm hiện có, mở rộng thương hiệu…
Tuy nhiên sự thấu hiểu từ bên trong nội bộ cũng đóng một vai trò quan trọng. Việc nhận thức của nội bộ ñối với sức mạnh thương hiệu, bao gồm: Có thể chống đỡ, gia tăng giá trị kinh doanh, kết nối rõ ràng, tổ chức hóa.
Như vậy, Tập đoàn cần phân tích thế mạnh, điểm yếu để tìm cách tốt nhất gia tăng sức mạnh thương hiệu, và ñể việc vận dụng được sáng tỏ hơn luận văn giới thiệu 8 cách vận dụng tương mang tính chiến lược tương ñối phổ biến dựa trên nền lý thuyết nêu trên:
Cách 1: Mở rộng tuyến – sử dụng một thương hiệu thành công để giới thiệu thêm các mặt hàng trong một chủng loại sản phẩm có sẵn dưới cùng một thương hiệu.
Cách 2: Mở rộng thương hiệu bằng cách sử dụng thương hiệu đã thành công để phát động một sản phẩm mới hay một sản phẩm sửa đổi trong một chủng loại mới.
Cách 3: Đồng thương hiệu – Để tăng cường sức mạnh và mở rộng tầm với của danh mục đầu tư tên hiệu, mà không mở rộng sản phẩm và tung ra sản phẩm mới. Lý do chính của đồng tên hiệu là nó đến được với nhiều người tiêu dùng hơn và đưa thêm lợi ích cho người tiêu dùng để tăng thêm lòng trung thành với tên hiệu.
Cách 4: Mở rộng thương hiệu, gia tăng khác biệt về giá trị thương hiệu sản phẩm bằng cách sử dụng khung định vị – “Một tuyên bố về mục tiêu của khách hàng là mục tiêu được đáp ứng bằng việc sử dụng thương hiệu…khung ñịnh vị chỉ đạo việc lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu, nhận diện những tình huống trong đó thương hiệu có thể được sử dụng và xác định đối thủ cạnh tranh liên quan”
Cách 5: Đa thương hiệu – giới thiệu thương hiệu bổ sung trong cùng một chủng loại, nó mang lại một phương thức để thiết lập các tính năng khác nhau và thu hút những ñộng cơ mua sắm khác nhau.
Cách 6: Thương hiệu mới. – một công ty tin rằng sức mạnh của thương hiệu hiện tại còn nhợt nhạt, hay công ty có thể tạo ra một thương hiệu mới khi công ty thâm nhập vào một chủng loại sản phẩm mới mà không một thương hiệu hiện tại nào của công ty phù hợp cả.
Cách 7: Kết hợp thương hiệu mạnh – kết hợp này giúp gia tăng ưu thế thương hiệu, gia tăng giá trị Tập đoàn và thiết lập kế hoạch lâu dài, tạo dựng một vị thế độc đáo trên thị trường và đánh bóng tên tuổi công ty và đặc biệt là làm tăng tiềm năng lãnh đạo trong tập đoàn.
Cách 8: Marketing nội bộ (tiếp thị thương hiệu đến nhân viên)
– Hành vi của nhân viên là khía cạnh ảnh hưởng quan trọng nhất của một dịch vụ trong việc xác định sở thích thương hiệu của khách hàng. Hành vi tốt sẽ tạo nên dịch vụ xuất sắc, mang lại sự hài lòng cho khách hàng, giữ được khách hàng.
Ngoài ra, các bạn sinh viên còn đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn đề tài, chưa tìm được công ty hay là chưa làm được đề cương thì có thể tham khảo giá viết thuê báo cáo thực tập tại đây nhé.
Phát triển thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thương hiệu mạnh tạo niềm tin, sự trung thành cho khách hàng, hấp lực lớn với thị trường mới, thu hút khách hàng tiềm năng. Về phía người tiêu dùng, nhận thức về thương hiệu của họ nâng lên và nó là yếu tố quyết định khi họ lựa chọn mua sắm. Nhận thức rõ tầm quan trọng của thương hiệu, thấy được sự vận động của nó trong thế giới đầy những biến đổi, để ứng xử linh hoạt phát triển thương hiệu, nhưng đa số các doanh nghiệp trong đó có Công ty CP Tập đoàn T&T cũng rất lúng túng khi tìm giải pháp phát triển thương hiệu, đó là lý do chọn đề tài “Phát triển thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- – Hệ thống hóa lý luận về việc phát triển thương hiệu của doanh nghiệp, đặc biệt áp dụng trong trường hợp thương hiệu của một Tập đoàn.
- – Đề xuất giải pháp phát triển thương hiệu Công ty CP Tập đoàn T&T trên cơ sở lựa chọn đúng các yếu tố cốt lõi cho sự phát triển thương hiệu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu về giải pháp phát triển thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở hai nhân tố chính đó là gia tăng sự thể hiện giá trị của sản phẩm với khách hàng và nâng cao trách nhiệm của Tập đoàn với Xã hội, với khách hàng. Sản phẩm nghiên cứu là xe máy do Công ty CP Tập đoàn T&T sản xuất nhằm giới hạn ngành, còn nông thôn là khu vực giới hạn vùng nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu dựa trên dữ liệu sẵn có, lập bảng câu hỏi, thu nhận thông tin, tiến hành thống kê, so sánh, phân tích. Ngoài ra, nghiên cứu thêm một số kinh nghiệm phát triển thương hiệu của các Tập đoàn trong và ngoài nước để giải pháp hoàn thiện hơn.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục tham chiếu, nội dung luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1 : Phát triển thương hiệu Tập đoàn
- Chương 2 : Thực trạng phát triển thương hiệu tại Công ty CP Tập đoàn T&T
- Chương 3 : Phương hướng và giải pháp phát triển thương hiệu Công ty CP Tập đoàn T&T
Lý luận chung về phát triển thương hiệu tập đoàn
Giá trị Tập đoàn bao gồm giá trị kinh tế, giá trị khách hàng và giá trị Xã hội, và chính các giá trị cơ sở này làm nên sức mạnh thương hiệu Tập đoàn. Tuy nhiên, muốn sức mạnh đó bền vững thì thương hiệu luôn vận động phát triển không ngừng, bởi phát triển thương hiệu là làm cho thương hiệu ngày càng uy tín và được nhiều khách hàng biết đến khi quyết định lựa chọn sản phẩm hoặc đối tác kinh doanh. Để đạt được điều đó thì Tập đoàn phải: Gia tăng giá trị dành cho khách hàng đồng thời nâng cao trách nhiệm của Tập đoàn với Xã hội và với khách hàng. Hai nhân tố này làm gia tăng lợi nhuận, từ đó giúp Tập đoàn phát triển thương hiệu toàn diện hơn.
Gia tăng giá trị dành cho khách hàng
Để gia tăng giá trị dành cho khách hàng, doanh nghiệp có hai phương án: (1) tăng giá trị mà khách hàng có thể nhận được, giảm tổng chi phí mà họ bỏ ra. Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về một khía cạnh của giá trị dành cho khách hàng đó là việc gia tăng sự thể hiện giá trị của sản phẩm với khách hàng.
Khách hàng đến với sản phẩm vì những giá trị hữu hình và vô hình. Ngày nay giá trị vật chất của các sản phẩm trong tập hợp cạnh tranh hầu như ít khác biệt, vì vậy việc gia tăng giá trị vô hình hay có thể nói là gia tăng giá trị thương hiệu thì đáng lưu ý. Vậy, để thực hiện tốt mục tiêu này cần thực hiện hai nhiệm vụ: Thứ nhất, chọn lọc tuyến sản phẩm. Thứ hai, khai thác sức mạnh thương hiệu
Chọn lọc tuyến sản phẩm
Có 2 vấn đề cần quan tâm: thứ nhất, Tập đoàn là nhóm các công ty và nó thường tham gia đầu tư, kinh doanh vào nhiều ngành hàng, việc chọn những ngành hàng nào để khai thác tối đa sức mạnh thương hiệu sẵn có, hạn chế đầu tư dàn trải, gia tăng lợi nhuận thì phụ thuộc vào: giá trị cốt lõi thương hiệu Tập đoàn, hệ thống cấp bậc thương hiệu của tổ chức (mạng thương hiệu), nguồn lực, định hướng chiến lược… thứ hai, trong mỗi ngành hàng có thể có nhiều tuyến sản phẩm và ngay trong mỗi tuyến lại có những thương hiệu mạnh yếu khác nhau., do đó chọn lựa chúng để đầu tư hợp lý thì không đơn giản. Luận văn hướng vào nghiên cứu vấn đề thứ hai, và nếu xét ở khía cạnh thương hiệu sẽ có hai bước thực hiện:
Bước 1: Nhận diện kiến trúc thương hiệu
Kiến trúc thương hiệu là công cụ được sử dụng ñể tạo ra tổng lực, sự phân vai minh bạch hay nhận diện giữa các tên hiệu cụ thể sẽ tạo sức nâng cho thương hiệu. Có 6 loại mức ñộ nhận diện tên hiệu: .
- (1) nhận diện tên hiệu sản phẩm,
- (2) tên hiệu loại hàng,
- (3) tên hiệu phạm vi sản phẩm hay dãy sản phẩm,
- (4) tên hiệu tổng thể,
- (5) tên hiệu chia sẻ,
- (6) tên hiệu được xác nhận.
Sau khi nhận diện tên hiệu, phải đo lường chúng, và luận văn sử dụng mô hình đo lường thương hiệu của MillWard Brown.
- – Không có gì đánh bại ñược nó
- – Nó có đem lại cho mình ñiều gì tốt hơn những thương hiệu khác?
- – Nó có thực hiện ñược không?
- – Nó có đem lại cái gì cho mình?
- – Mình có biết gì về nó không?
Bước 2: Quản lý, phát triển tổ hợp đầu tư
Một tổ hợp đầu tư có nhiều nhận diện tên hiệu và khi chúng đã được đo lường, Ta có thể tối ưu hóa nó bằng 5 biện pháp:
- (1) Hợp nhất thương hiệu,
- (2) bán thương hiệu,
- (3) khai thác thương hiệu,
- (4) loại bỏ hoàn toàn nhãn hiệu,
- (5) đầu tư nguồn lực cho những tên hiệu được giữ lại.
Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp các bạn hoàn thành được các bài báo cáo thực tập quản trị kinh doanh được tốt nhất!