Các yếu tố tác động tới hoạt động bán hàng trong thực tiễn doanh nghiệp là gì? Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về các yếu tố tác động này đó là: Trong hoạt động bán hàng của doanh nghiệp, thành công trong hoạt động bán hàng của doanh nghiệp là việc doanh nghiệp biết đối phó với những thực tiễn từ môi trường bên ngoài và kết hợp với những nội lực bên trong của doanh nghiệp. Điều doanh nghiệp cần quan tâm đó là nhận biết được các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp đưa ra những chiến lược phù hợp với mục tiêu của mình để có thể tối ưu hóa lợi nhuận và thị phần.
Có hai nhóm yếu tố chính tác động đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp: yếu tố bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp
1. Các yếu tố tác động tới hoạt động bán hàng – yếu tố bên ngoài
Các yếu tố bên ngoài là những yếu tố không nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Đó là những yếu tố vĩ mô như luật pháp, kinh tế, văn hóa xã hội.
Chính trị
Chính trị là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư, nhà quản trị ác doanh nghiệp quan tâm phân tích để dự báo mức độ an toàn trong các hoạt động tại các quốc gia, các khu vực nơi mà doanh nghiệp đang có mối quan hệ mua bán hay đầu tư. Doanh nghiệp cần quan tâm đến sự biến động hay ổn định của một quốc gia hay khu vực mình đang hoạt động. Chính trị ảnh hưởng đến chiến lược k nh doanh của một doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp nhận diện được những cơ hội và rủi ro do chính trị mang tới. Yếu tố chính trị là yếu tố rất phức tạp và mang tính thời sự cao. Đòi hỏi doanh nghiệp phải thực sự dành thời gian quan tâm thường xuyên để tránh những rủi ro.
Luật pháp (Các yếu tố tác động tới hoạt động bán hàng)
Luật pháp đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp từ khi mới thành lập cho đến khi doa h ghiệp hoạt động hay giải thể. Hệ thống luật pháp giúp đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh và tạo điều kiện đảm bảo môi trường kinh doanh bình đằng giữa các doanh nghiệp. Những quy định và điều lệ do luật pháp quy định, doanh nghiệp nên tuân thủ theo đúng luật. Ngoài ra doanh nghiệp cần nắm bắt những thay đổi t ong luật pháp liên quan đến như thuế, đầu tư,… những thay đổi nhỏ nhưng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên nghiên cứu và nắm rõ những quy định của pháp luật, tận dụng các cơ hội từ điều khoản pháp lý mang lại và đồng thời có chiến lược đối phó với những thay đổi trong pháp luật.
Chính phủ:
Chính phủ có vai trò to lớn trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ và các chương trình chi tiêu của mình. Trong mối quan hệ với các doanh nghiệp chính phủ vừa đóng vai trò là người kiểm soát, khuyến khích, tài trợ, quy định, ngăn cấm, hạn chế vừa đóng vai trò khách hàng quan trọng đối với doanh nghiệp (trong chương trình chi tiêu của chính phủ) và sau cùng chí phủ đóng vai trò là nhà cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp như cung cấp thô g tin vĩ mô, các dịch vụ công cộng khác. Để tận dụng được cơ hội, giảm thiểu nguy cơ các doanh nghiệp phải nắm bắt cho được những quan điểm, những quy định, ưu tiên những chương trình chi tiêu của chính phủ và cũng phải thiết lập một quan hệ tốt đẹp, thậm chí có thể thực hiện sự vận động hành lang khi cần thiết nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Kinh tế (Các yếu tố tác động tới hoạt động bán hàng)
Các yếu tố kinh tế đóng vai trò quan trọng trong hoạch định chiến lược của một doanh nghiệp. Sự tác động của các yếu tố này có tính chất trực tiếp hơn so với một số yếu tố khác. Những yếu tố này bao gồm những thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp. Nắm vững những diễn biến xảy ra trong môi trường kinh tế giúp cho doanh nghiệp ứng phó được với thay đổi, đưa ra những chiến lược và kế hoạch hợp lý.
+ Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế là nói đến sự tăng trưởng hay suy giảm của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế tăng trưởng sẽ có được nhiều cơ hội hơn nhờ nền kinh tế chung đang có sự tăng trưởng. Ngược lại khi nền kinh tế sa sút ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ, giảm đi lợi nhuận chung của toàn ngành. Do đó doanh nghiệp cần đề phòng những trường hợp nền kinh tế tăng trưởng chậm và có những chiến lược mở rộng kinh doanh khi nền kinh tế đang tăng trưởng.
+ Lãi suất và xu hướng của lãi xuất trong nền kinh tế
Lãi suất và xu hướng của lãi xuất trong nền kinh tế có ảnh hưởng đến xu thế của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư và do vậy ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp. Lãi xuất tăng sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới mức lời của các doanh nghiệp. Đồng thời khi lãi xuất tăng cũng sẽ khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn và do vậy làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm xuống.(Các yếu tố tác động tới hoạt động bán hàng)
+ Lạm phát
Lạm phát cũng là nhân tố quan trọng mà doanh nghiệp phải xem xét và phân tích. Lạm phát cao hay thấp có ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào nền kinh tế. Khi lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo ra những rủi ro lớn ho sự đầu tư củacác doanh nghiệp, sức mua của xã hội cũng bị giảm sút và làm cho nền kinh tế bị đình trệ. Trái lại thiểu phát cũng làm cho nền kinh tế bị trì trệ. Việc duy trì một tỷ lệ lạm phát vừa phải có tác dụng khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế, kích thích thị trường tăng trưởng .
+ Hệ thống thuế và mức thuế
Thuế ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần nắm bắt được sự thay đổi của hệ thống thuế và mức thuế, từ đó điều chỉnh các chi phí liên quan đến sản xuất và bán hàng cho phù hợp để thu được doanh thu mà doanh nghiệp mong muốn.
Văn hoá xã hội
Bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng, bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. Sự thay đổi của các yếu tố văn hoá xã hội một phần là hệ quả của sự tác động lâu đài của các yếu tố vĩ mô khác, do vậy nó thường xảy ra chậm hơn so với các yếu tố khác. Một số những đặc điểm mà các nhà quản trị cần chú ý là sự tác động của các yếu tố văn hoá xã hội thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu tố khác, thậm chí nhiều lúc khó mà nhận biết được. Mặt khác, phạm vi tác động của các yếu tố văn hoá xã hội thường rất rộng: “nó xác định cách thức người ta sống làm việc, sản xuất, và tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ”. Như vậy những hiểu biết về mặt văn hoá – xã hội sẽ là những cơ sở rất quan trọng cho các nhà quản trị trong quá trình quản trị chiến lược ở các doanh nghiệp. Các khía cạnh hình thành môi trường văn hoá xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạ động kinh doanh như: (1) Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp; (2) Những phong tục, tập quán, truyền thống (3) Những quan tâm và ưu tiên của xã hội; Trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội…
Tự nhiên (Các yếu tố tác động tới hoạt động bán hàng)
Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên; đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng biển, sự trong sạch của môi trường, nước và không khí,… Có thể nói các điều kiện tự nhiên luôn luôn là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của c n người (đặc biệt là các yếu tố của môi trường sinh thái), mặt khác nó cũng là một yếu tố đầu vào hết sức quan trọng của nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, du lịch, vận tải. Trong rất nhiều trường hợp, chính các điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh củ các sản phẩm và dịch vụ.
Công nghệ
Đây là một trong những yếu tố rất năng động chứa đựng nhiều cơ hội và đe doạ đối với các doanh ghiệp. Yếu tố công nghệ tác động đến cả chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp do đó doanh nghiệp cần nắm bắt những công nghệ tiên tiến trên thị trường để áp dụng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên cần phải tùy thuộc vào năng lực của doanh nghiệp để có thể vận dụng những công nghệ đó vào trong hệ thống quản trị. Công nghệ sẽ phần nào giúp doanh nghiệp tối ưu hóa công suất hoạt động, giảm gánh nặng về chi phí. Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
2. Các yếu tố tác động tới hoạt động bán hàng – yếu tố bên trong doanh nghiệp
Nguồn nhân lực
Để một doanh nghiệp có thể hình thành và phát triển đòi hỏi đến yếu tố con người. Con người là cốt lõi, là đầu não của mọi hoạt động của doanh nghiệp, quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vì con người tham gia vào toàn bộ quá trình quyết định chiến lược kinh doanh của công ty do đó yếu tố con người là yếu tố quan trọng hàng đầu cần được doanh nghiệp đầu tư nhiều thời gian và công sức. Đị h hướng lâu dài về tiềm năng con người ở những vị trí phù hợp là bước cơ bản đầu tiên để doanh nghiệp có thể có được đội ngũ nhân viên tiềm năng, tận tụy cống hiến hết sức cho nhân viên.
Nguồn lực vật chất (Các yếu tố tác động tới hoạt động bán hàng)
Nguồn lực vật chất bao gồm những yếu tố như: vốn sản xuất, nhà xưởng máy móc thiết bị, nguyên vật liệu dự trữ, thông tin môi trường kinh doanh v.v… Mỗi doanh nghiệp có các đặc trưng về các nguồn lực vật chất r êng, trong đó có cả điểm mạnh lẫn điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. (Các yếu tố tác động tới hoạt động bán hàng)
Do đó, việc phân tích và đánh giá đúng mức các nguồn lực vật chất là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị các doanh nghiệp hiểu được các nguồn lực vật chất tiềm tàng, những hạn chế v.v… để có các quyết định quản trị thích nghi với thực tế như: khai thác tối đa các nguồn vố bằ g tiền và nguồn vốn cơ sở vật chất hiện có, lựa chọn và huy động các nguồn vốn bên ngoài khi thật sự có nhu cầu, chọn đối tượng cần hợp tác nhằm tăng qui mô nguồn lực vật chất, thực hiện dự trữ một tỉ lệ cần thiết để đảm bảo khả năng đư ng đầu (phòng thủ hoặc tấn công) với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.v.v…
Các nguồn lực vô hình
Ngoài các nguồn lực trên, mỗi doanh nghiệp hoặc tổ chức còn có các nguồn lực khác mà con người chỉ nhận diện được qua tri giác, đó là các nguồn lực vô hình. Nguồn lực này có thể là thành quả chung của các thành viên trong tổ chức hoặc một cá nhân cụ thể và ảnh hưởng đến các quá trình hoạt động. Nguồn lực vô hình thể hiện qua nhiều yếu tố và nhà quản trị các cấp cần có đầy đủ những kiến thức cơ bản mới có thể nhận thức rõ sự hiện diện và biết được tầm quan trọng của nguồn lực này. Chúng bao gồm nhiều yếu tố tiêu biểu như: tư tưởng chủ đạo trong triết lý kinh doanh, chiến lược và chính sách kinh doanh thích nghi với môi trường, cơ cấu tổ chức hữu hiệu, uy tín rong lãnh đạo của nhà quản trị các cấp,… Những nguồn lực này tuy vô hình nhưng là n ững yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Trên đây là bài chia sẻ Các yếu tố tác động tới hoạt động bán hàng tại công ty đến các bạn sinh viên tham khảo nhé. Ngoài ra, https://baocaothuctapquantrikinhdoanh.com/ còn có thêm những dịch vụ đi kèm như là: Làm bài tiểu luận môn học [ Full môn] làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp và có thêm dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ nữa nhé. Nếu như các bạn có nhu cầu tham khảo dịch vụ thì liên hệ trực tiếp đến https://baocaothuctapquantrikinhdoanh.com/ nhé.